Start up thành công hay thất bại: Sản phẩm khả dụng tối thiểu MVP là cánh cửa

Mình sẽ mở đầu bày này bằng câu hỏi MVP là gì và tại sao nó quan trọng đến vậy.


San-pham-kha-dung-toi-thieu
Nguồn: Internet

MVP là gì?

Sản phẩm khả dụng tối thiểu  (Minimum Viable Product-MVP) là phiên bản sơ khai nhất, đơn giản nhất của sản phẩm mà bạn muốn cung cấp cho xã hội. Sản phẩm này chỉ chứa những gì thực sự là cần thiết để khách hàng trải nghiệm thử thực tế về cách mà sản phẩm hoạt động. Nó cũng phải đủ đơn giản để khách hàng có thể dễ dàng đưa ra phản hồi.

Một trong những ví dụ điển hình nhất của MVP mà cả thế giới nhắc đến là video giới thiệu sản phẩm của Dropbox. Khi cả thế giới còn mơ hồ và xa lạ với dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây, bằng cách nào để cho mọi người hiểu được ý tưởng của nhóm kỹ sư thiết kế? Làm thế nào để người dùng cảm nhận được lợi ích của dropbox mang lại? Đây là câu trả lời:
MVP điển hình - Video giới thiệu sản phẩm Dropbox.

Một MVP cần có những đặc tính gì?

👉Thứ nhất, nó phải có khả năng xác định rất nhanh chức năng cần thiết đối với người dùng.
👉👉Thứ hai, nó phải được tung ra cùng cơ chế thu nhận phản hồi linh hoạt, đầy đủ và kịp thời
👉👉👉Thứ ba, nó phải đủ hấp dẫn đễ thu hút nhóm người dùng đầu tiên
👉👉👉👉Thứ tư, nó phải là nguồn mở để có khả năng cải tiến, phát triển và mở rộng trong tương lai.

Những điều có thể ngăn trở bạn hình thành một MVP

😱Bạn sợ mình bị ăn cắp ý tưởng😱

Nghe thì có lý nhưng nghĩ lại thì quá là nực cười. Đầu tiên là, các ý tưởng về sản phẩm không hề thiếu ở các doanh nghiệp khác. Sản phẩm của bạn là ý tưởng mới, đầy rủi ro, chưa có tiếng tăm gì, chưa có ai chấp nhận, thì ai mà thèm muốn cơ chứ😜. Thậm chí, các chuyên gia tư vấn về khởi nghiệp còn yêu cầu các nhóm khởi nghiệp liệt kê được 5 đối thủ cạnh tranh hiện hữu, hoặc mang sản phẩm của mình đi thuyết phục các tập đoàn lớn chấp nhận phát triển sản phẩm đó. Thử đi nào, xem có ai hứng thú với sản phẩm của bạn không đã 👏👏

😱MVP thường mang tới các tin xấu😱


Thật vậy, như đã bàn với nhau ở trên. Đa phần những lần thử nghiệm là những lần có tin xấu mang lại, mặc dù tin xấu đó là điều vô cùng ích lợi. Nhưng mà, những nhà đầu tư ban đầu cho bạn thì không thích điều này lắm đâu nhỉ. Tiền của họ cứ bỏ ra và mỗi lần thử nghiệm lại là một lần chỉnh sửa. Vậy nên, việc cần làm của nhóm là nỗ lực ghi nhận ý kiến người dùng càng nhiều càng tốt, để còn giảm số lần thử nghiệm xuống.

Tại sao MVP lại là thứ quyết định thành công hay thất bại của một Start up?

👍MVP giúp bạn làm đúng ngày từ đầu

Đơn giản một điều là, để có lối đi riêng và xây dựng đại dương xanh cho chính mình, bạn hoàn toàn không biết một sản phẩm như thế nào thì vừa lòng khách hàng. Đặc biệt, bạn lại là doanh nghiệp khởi nghiệp, một doanh nhân mới bắt đầu kinh doanh, vốn ít, người ít, mọi thứ đều ít. Bạn cần phải bắn tỉa càng trúng gần mục tiêu càng tốt.

Rất nhiều người đã mắc sai lầm là TƯỞNG RẰNG thứ mình đang làm ra là thứ khách hàng cần. Kết quả là họ dành quá nhiều nguồn lực và thời gian để làm ra sản phẩm mà không thực sự chắc chắn rằng khách hàng có muốn đón nhận nó không. Điều gì xảy ra nếu bạn làm ra một cái xe có thể vừa bay vừ

👍MVP giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc

Bạn không muốn lãng phí thời gian và tiền bạc để xây dựng một sản phẩm mà sẽ không có ai muốn sử dụng? Bước đầu tiên, hãy rời khỏi văn phòng và nói chuyện với chính những khách hàng của bạn. Nếu bạn không tìm được khách hàng mục tiêu. Điều này mang hai ý nghĩa: 1- Sản phẩm của bạn, ý tưởng của bạn không thu hút được người dùng. 2- Bạn chưa xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Vậy thì sao?

Nhiều start up sẽ nhanh chóng bị đánh gục bởi kết quả này. Vì nó đánh dấu cho một quá trình nỗ lực thất bại. Nhưng hãy nhìn lại những gì bạn và nhóm của bạn đã đi qua và NÊN ăn mừng vì điều đó. Bạn ăn mừng vì bạn đã nhận ra điều tồi tệ này sớm, nếu không, bạn sẽ còn tiếp tục tiêu tốn tiền của vào lối sai đó mãi. Tiền của bạn, thời gian của bạn, niềm tin của bạn, đã được cảnh tỉnh kịp thời.

Trên thực tế, không start up nào có thể thành công ngay lần đầu tiên ra mắt sản phẩm, sản phẩm thành công, đáp ứng được mong mỏi của thị trường khéo phải đến version thứ 100, à, Edison thì cần đến Version thứ 1000 của bóng đèn điện cơ. Mình hi vọng thông tin này giúp bạn vững tin.

👍Thu thập tính năng người dùng thực sự cần

Bằng việc trải nghiệm MVP, những người dùng ban đầu sẽ mang lại cho bạn một tập hợp các tính năng mà người dùng thực sự cần. Bạn sẽ thấy điều này ngất ngây như con gà Tây khi mà tập hợp này trùng khớp với những gì các bạn phát triển ban đầu. Nhưng nếu nó khác biệt quá nhiều thì sao? Trời đất ơi, thì phải ăn mừng gấp đôi chứ còn gì nữa. Người dùng đã cho bạn những thông tin quý giá mà bạn chưa bao giờ nghĩ ra.

Hơn nữa, mình dám cá là, nếu không có MVP, bạn chỉ đơn thuần đi khảo sát khách hàng bằng các câu hỏi, họ cũng sẽ không cho bạn câu trả lời sát sao, vì đơn giản, chính họ cũng không thể nghĩ ra khi không trực tiếp sử dụng sản phẩm. Ngay chính bạn cũng vậy, bạn cũng đâu có biết bạn thực sự cần gì cho đến khi bạn được đưa cho một cây dù. Chỉ khi bạn cầm một cây dù phiên bản sơ khai trong tay, bạn mới nhận ra, mình cần một cây dù tán rộng, màu tối, nút bật sử dụng dễ, không bị rỉ sét, nan dù chắc, cán dù cầm êm tay, có thể xếp gọn,...

👍MVP giúp lan truyền thông tin sản phẩm vào thị trường, thuyết phục các nhà đầu tư mới

Mặt khác, những người dùng ban đầu không chỉ đưa ra phản hồi quý giá cho bạn cải thiện sản phẩm mà họ còn đại diện cho những thông số và dữ liệu mà bạn giới thiệu cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Khi có MVP, bạn có thể thu thập thông tin người dùng ban đầu, và những phản hồi của họ. Bạn nghĩ đi, bạn đi thuyết phục các nhà đầu tư bằng cách nào nếu bạn chưa có khách hàng nào và tất cả ngân lưu chỉ là miếng bánh vẽ?

Thứ ba, rất quan trọng, mặc dù ít người nhận ra. Nếu MVP của bạn độc đáo và làm khách hàng há miệng trầm trồ, họ sẽ lan truyền tin tức cho mọi người xung quanh. Ai là người truyền tin giỏi nhất chứ? Khách hàng đấy, thưa các bạn! Chính sự truyền tải thông tin trong sự hứng thú đó sẽ giúp cho sản phẩm của các bạn đi xa hơn, tiếp cận nhiều người hơn trong một niềm tin củng cố ở mức cao hơn là bạn tự nói về chính sản phẩm của mình.

Đấy, bạn thấy chưa, sản phẩm khả dụng tối thiểu nó cũng giống như thuật Dò đá qua sông vậy. Nó giúp doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn bước từng bước chắc chắn mà không bị hụt chân, giảm thiểu rủi ro rất nhiều cho những start up mới chen chân vào thị trường. Không tin thì cứ thử làm ngược lại đi, dành hẳn năm mười năm gì đó phát triển sản phẩm và tung ồ ạt ra thị trường nào. Rồi xem cách nào hiệu quả hơn???



Nhận xét